xem chi tiet - Sở Tài chính

 

Triển khai chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng năm 2022 tại Sở Tài chính tỉnh Hậu Giang

Ngày 04-10-2022

Sở Tài chính tỉnh Hậu Giang đã triển khai “Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng” hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2022, Cục An toàn thông tin, trực tiếp là Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia phát động chiến dịch toàn dân cùng “quét sạch” mã độc trên không gian mạng Việt Nam. Qua kết quả rà quét, kiểm tra các máy tính, thiết bị kết nối internet tại Sở Tài chính, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) không ghi nhận trường họp máy tính hay thiết bị kết nối đến mạng độc hại, mạng máy tính ma.

Kết quả rà quét "Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng" trên các máy tính tại Sở Tài chính.

“Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng” năm 2022 được Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai trên diện rộng. Chiến dịch được triển khai đồng bộ tại 63 tỉnh, thành phố thông qua hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin; đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin các bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; các ngân hàng, tổ chức tài chính… 

Đồng thời, “Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng” hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, Cục An toàn thông tin, trực tiếp là Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia phát động chiến dịch toàn dân cùng “quét sạch” mã độc trên không gian mạng Việt Nam.

Nhiều đánh giá của các chuyên gia an ninh mạng, hiện nay, thư rác (spam) tăng lên không chỉ về số lượng mà còn về thủ thuật, cách thức và cả các xu hướng mới nhất mà tội phạm mạng sử dụng để giúp chúng hợp pháp hơn, mang tính khẩn cấp hơn – công thức hiệu quả để đánh lừa người dùng.

Rõ ràng, thư rác độc hại không phải là hình thức tấn công phức tạp về mặt công nghệ, nhưng khi được thực hiện với các kỹ thuật xã hội tinh vi, chúng sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Chuyên gia an ninh mạng Kaspersky cảnh báo, những thư rác này được gửi đi với số lượng lớn và tội phạm mạng có thể sẽ kiếm tiền từ tỷ lệ phần trăm nhỏ người nhận thực sự có phản hồi; hay thực hiện lừa đảo để lấy mật khẩu, số thẻ tín dụng, chi tiết tài khoản ngân hàng…; Thông thường là phát tán mã độc vào máy tính của người nhận.

Nhắm mục tiêu vào các cơ quan quân sự, quốc phòng, hành pháp, đối ngoại, hệ thống công nghệ thông tin và hàng không ở Trung và Nam Á, Sidewinder được coi là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất được theo dõi trong khu vực APAC. Mục tiêu của APT là thông tin nhạy cảm; nạn nhân không chỉ là cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính hay công ty năng lượng lớn.

Ngoài ra, mối nguy hiểm chính của các cuộc tấn công APT là ngay cả khi chúng bị phát hiện và ngay lập tức bị loại bỏ, tin tặc vẫn có thể đã để mở nhiều cửa cho phép chúng quay lại bất kì lúc nào. Điều này làm tăng tầm quan trọng của việc bảo mật hộp thư – một “cửa” mà chúng thường khai thác để có được chỗ đứng trong mạng của tổ chức.

Chỉ tính riêng từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2022, Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn hơn 7,2 tỷ cuộc tấn công bởi các đối tượng độc hại bao gồm phần mềm độc hại và nội dung web độc hại trên toàn thế giới. APAC là khu vực dễ bị tấn công khi tỷ lệ đối tượng độc hại được phát hiện là 35%, so với toàn cầu. Trong đó, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia là năm quốc gia đứng đầu về nỗ lực lây nhiễm.

Quốc An - Văn phòng Sở


Đang online: 3
Hôm nay: 1614
Đã truy cập: 1188950