xem chi tiet tin tuc - Sở Tài chính

 

Tình hình giá cả thị trường tháng 7 và phương hướng tháng 8/2020 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Ngày 31-08-2020

I. Tổng quan tình hình giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang:

  Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 7 năm 2020 so với tháng trước bằng 100,30%, so với kỳ gốc 2014 bằng 117,82% và so với cùng kỳ năm trước bằng 104,26%.

Nguyên nhân tăng do ảnh hưởng của các mặt hàng như: thực phẩm tăng 0,25%; hàng phi lương thực, thực phẩm tăng 1,22%; gas tăng 0,90%.

Cụ thể chỉ số giá của các nhóm hàng chính trong tháng như sau:

NHÓM HÀNG

Chỉ số giá so với (%)

Kỳ gốc 2014

Cùng kỳ năm trước

Tháng trước

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

117,82

104,26

100,30

I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống

121,85

111,84

99,77

1. Lương thực

109,83

106,31

100,25

2. Thực phẩm

125,93

115,54

99,55

3. Ăn uống ngoài gia đình

120,94

105,56

100,00

II. Đồ uống và thuốc lá                                

111,31

101,76

100,00

III. May mặc, mũ nón, giày dép

118,91

102,54

100,10

IV. Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD

105,64

95,44

100,25

V. Thiết bị và đồ dùng gia đình

107,70

103,16

100,46

VI. Thuốc và Dịch vụ y tế

247,79

104,10

100,00

VII. Giao thông                 

81,90

89,68

103,93

VIII. Bưu chính viễn thông

96,93

99,31

100,00

IX. Giáo dục

148,21

108,07

100,00

X. Văn hóa, giải trí và du lịch

102,00

101,37

100,20

XI. Hàng hóa và dịch vụ khác

115,06

105,60

100,24

Chỉ số giá vàng                  

154,50

130,70

104,27

Chỉ số giá đôla Mỹ

109,65

99,97

99,87

1. Diễn biến cụ thể:        

1.1. Lương thực, thực phẩm:

a) Lương thực:

  Chỉ số giá nhóm các mặt hàng này trong tháng có tăng nhẹ so với tháng trước, cụ thể: Gạo tẻ thường tăng 0,28%; gạo tẻ ngon tăng 0,35%. Nguyên nhân do lượng hàng hóa tring dân không nhiều, nguồn cung ít, nên giá tăng.

Tại Hậu Giang, vụ lúa Hè thu nông dân đã xuống giống được 74.767 ha, các giống trồng chủ yếu là OM 5451, OM 18, IR 50404, Đài thơm 8, OM 6976… Đến nay, nông dân đã thu hoạch được hơn 20.000ha, năng suất khoảng 6,4 tấn/ha; ngành nông nghiệp tỉnh đang phấn đấu đạt sản lượng lúa cả năm trên 1,2 triệu tấn.

b) Thực phẩm:   

Bình quân chỉ số nhóm hàng này trong tháng 7 năm 2020 giảm 0,45% so với tháng trước, cụ thể:

Thịt lợn giảm 2,61%, nội tạng động vật tăng 1,53%, mỡ ăn giảm 1,65%, thịt chế biến tăng 1,07%. Nguyên nhân do hiện nay các tiểu thương và một số đầu mối cung cấp thịt heo nhập khẩu đã khẳng định được người tiêu dùng dần đón nhận thịt heo nhập khẩu, chất lượng cũng tương đương với thịt heo trong nước. Đặc biệt, việc tái đàn heo sau khi ảnh hưởng dịch tả lợn Châu Phi đã dần được cải thiện, số đàn heo tăng dần lên đáng kể đồng thời một phần cũng do thị trường tiêu thụ chậm vì những ngày gần đây mưa nhiều, nhu cầu tiêu thụ chậm nên giá giảm.

Trứng các loại giảm 0,60%

Thủy sản tươi sống giảm 1,65%

Cà chua giảm 1,98%; khoai tây giảm 3,66%; măng tươi giảm 25,54%; rau tươi khác giảm 2,89%. Nguyên nhân giảm do các mặt hàng đã vào mùa vụ, nguồn cung dồi dào nên giá giảm.

Quả tươi chế biến giảm 2,21%; táo giảm 0,26%.

Bên cạnh các mặt hàng giảm giá cũng có những mặt hàng tăng giá, cụ thể:

Chuối tăng 0,56%; xoài tăng 7,59%; quả có múi tăng 0,87%. Nguyên nhân tăng do nhu cầu cao trong khi nguồn cung không đủ nên làm cho giá các loại trái cây tăng.

Diễn biến cụ thể trong tháng 7/2020: Heo hơi tại Hậu Giang hiện có giá khoảng từ 80.000 - 85.000đ/kg, giá thịt heo thăn có giá từ 130.000 - 140.000 đồng/kg; thịt heo ba rọi  100.000 - 110.000đ/kg; vịt xiêm làm sẵn có giá 80.000 - 85.000đồng/kg, gà thả vườn có giá 80.000 - 95.000 đồng/kg.

Trứng vịt loại 1 có giá 20.000 - 25.000đ/chục 10 quả, gà ta có giá 25.000 -30.000đ/chục 10 quả.

Mặt hàng thủy, hải sản giảm nhẹ, cụ thể: cá thu loại 1 có giá 105.000đồng/kg; cá ngừ nguyên con giá từ 45.000 - 50.000đ/kg; cá basa có giá 30.900đồng/kg; cá điêu hồng giá 40.000đồng/kg; cá lóc đồng có giá từ 100.000 – 120.000đồng/kg loại I.

Giá cả các loại mặt hàng rau củ trong tháng tương đối ổn định, lượng hàng về chợ đảm bảo cung cấp nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, cụ thể: bí xanh dao động từ 10.000  - 15.000/kg, dưa leo có giá 10.000 – 12.000đồng/kg, cà chua từ 12.000 – 18.000/kg, cải xanh có giá 12.000 - 15.000 đồng/kg, bắp cải trắng 12.000 - 14.000đ/kg,  khổ qua có giá 15.000 đ/kg.

Giá một số mặt hàng thực phẩm công nghệ trong tháng tương đối ổn định, cụ thể: đường RE Biên Hòa 21.600đ/kg, đường trắng cát trắng Xuân Hồng loại 1kg có giá 18.8000đ/kg, đường kính trắng RS Coop Happy 500g có giá 8.500đ/gói, bột ngọt Ajinomoto loại 454g giá 59.806đ/kg; nước mắm ngon hiệu Quốc Hải 42 độ đạm có giá 68.500đ/chai 700ml; dầu ăn Neptune chai nhựa 1 lít có giá 43.160đ/chai.

Nước giải khát: cụ thể: Pepsi lon cao 24x330ml giá 209.000 đồng/thùng; Miri.xaxi loncao24x330ml giá 148.000 đồng/thùng; Coca lon cao24x330ml có giá 216.000 đồng/thùng; 7up lon cao 24x330ml có giá 209.000 đồng/thùng…

Giá một số loại bia: Bia Heineken 24lonx330ml  giá 395.000 đồng/thùng; Bia Larue Special th24x330ml có giá 230.000 đồng/thùng;  Bia SG Lager thung24lonx330ml giá là 234.500 đồng/thùng; Bia TIGER 24lonx330ml có giá 335.000 đồng/thùng…

1.2. Vật tư, vật liệu xây dựng:

- Xăng dầu: Trong tháng 7/2020 giá xăng dầu có 2 lần điều chỉnh như sau:

+ Lần 1: Vào lúc 15 giờ ngày 13/7/2020 xăng A95 có giá 15.370đ/lít, xăng E5 14.530đ/lít, dầu diezel 12.350đ/lít, dầu hỏa 10.230đ/lít.

+ Lần 2: Lúc 15 giờ ngày 28/7/2020 giá xăng dầu được điều chỉnh như sau: xăng A95 ổn định ở mức 15.370đ/lít, xăng E5 có giá 14.680đ/lít (tăng 150đ/lít), dầu diezel 12.630đ/lít (tăng 280đ/lít), dầu hỏa 10.470đ/lít (tăng 240đ/lít).

Giá Gas: Trong ngày đầu tháng 07/2020 giá gas được điều chỉnh tăng 3.500/bình 12kg, cụ thể: gas Petrolimex: 307.000 đ/bình 12kg; gas LPG Hậu Giang: 314.500 đ/bình 12 kg.

Giá phân bón không biến động nhiều, cụ thể: DAP xanh (Hồng Hà) có giá 12.300 đồng/kg; URE Trung Quốc 8.500đ/kg; DAP Mỹ giá 11.000 đồng/kg.

Giá vật liệu xây dựng tương đối ổn định, cụ thể: giá bán lẻ Xi măng PCB40 Tây Đô đa dụng  có giá 87.000 đồng/bao/50kg; Xi măng PCB40 Cần Thơ cao cấp 78.000 đồng/bao 50kg; Sắt 6 Tây Đô thép cuộn có giá 16.000đ/kg; sắt 8 18.000đ/kg; sắt 10 Tây Đô 99.000đ/cây 11.7m, sắt 12 Tây Đô 155.000đ/cây 11.7m; sắt 14 Tây Đô 213.000đ/cây 11.7m; sắt 16 Tây Đô 276.000đ/cây 11.7m; sắt 18 Tây Đô 353.000đ/cây 11.7m.

2. Dịch vụ giao thông công cộng:

Giá dịch vụ giao thông công cộng ổn định, cụ thể: tuyến Vị Thanh - Cần Thơ giá vé 33.000đ/hk; Vị Thanh - TP. Hồ Chí Minh giá vé 91.000đ/hk; Vị Thanh - Vũng Tàu: 135.000đ/hk; Xe Phương Trang chất lượng cao tuyến Vị Thanh - TP Hồ Chí Minh có giá 145.000đ/hk.

3. Giá vàng và đô la Mỹ:

Giá vàng 24K tăng so với tháng trước do ảnh hưởng của giá vàng thế giới nên giá vàng trong nước cũng tăng theo, với mức tăng bình quân từ 220.000-230.000đ/chỉ, cụ thể: Mua vào 4.960.000đ/chỉ, bán ra 5.125.000đ/chỉ.

Tỷ giá Dollar Mỹ trong tháng 7 có giá như sau: mua vào là 23.070 đ/USD, bán ra ở mức 23.270 đ/USD.

Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đô la Mỹ (USD) tháng 7/2020 được Bộ Tài chính công bố 1 USD = 23.237 đồng/USD.

II. Đánh giá tình hình tình hình thực hiện công tác tháng 7/2020

Trong tháng thường xuyên theo dõi, báo cáo tình hình giá cả thị trường và công tác chỉ đạo điều hành giá trên địa bàn tỉnh để báo cáo Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) đúng theo quy định tại Thông tư số 116/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trong tháng 7 Sở Tài chính đã tiếp nhận 14 văn bản kê khai giá của các tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn đối với lĩnh vực kinh doanh gas, phân bón, thức ăn chăn nuôi và vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra hồ sơ kê khai giá của các cơ sở kinh doanh cho thấy mức giá bán và biểu mẫu tương đối phù hợp với quy định.

Tiếp tục thực hiện công tác theo dõi và báo cáo diễn biến giá hàng hóa thiết yếu, tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn tỉnh Hậu Giang gửi Bộ Tài chính đúng thời gian quy định.

Thực hiện công tác chuyên môn về giá đất đúng quy định đối với khấu trừ tiền thuê đất; Công tác Hội đồng thẩm định giá đất của một số công trình do nhà nước thu hồi đất, giá thuê đất, giá giao đất, đồng thời thông báo kết quả thẩm định giá đất cụ thể của các dự án trên địa bàn tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển qua đúng quy định.

Nhằm phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước về giá, điều hành kinh tế vĩ mô, điều tiết giá của Nhà nước; công khai thông tin về giá theo quy định của pháp luật. Sở Tài chính đã trình Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất bổ sung kinh phí mua sắm phần mềm cơ sở dữ liệu về giá trên địa bàn tỉnh Hậu Giang với tổng số tiền là: 2.816.800.000 đồng (hai tỷ tám trăm mười sáu triệu tám trăm nghìn đồng), (cụ thể: Bố trí năm 2020 là: 1.016.800.000 đồng, từ nguồn mua sắm tài sản tỉnh năm 2020; Phần còn lại 1.800.000.000 đồng sẽ được bố trí vào năm 2021).

Bên cạnh đó, thực hiện các công việc thường xuyên theo thẩm quyền như: thẩm định đề án cho các đơn vị; thanh lý tài sản trên đất, xe ô tô; điều chuyển tài sản; thẩm định giá trị chi phí di dời; định giá trong tố tụng hình sự; phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định.

III. Dự báo tình hình giá cả thị trường trong tháng 8/2020.

Thu thập thông tin, phân tích tình hình biến động giá cả và tình hình về công tác quản lý nhà nước về giá trên địa bàn theo quy định. Báo cáo kịp thời kết quả điều tra giá thành thóc hàng hóa và giá thành cá tra nguyên liệu theo đúng quy định.

Giá lúa gạo trên địa bàn tỉnh ổn định và giảm nhẹ do nguồn cung dồi dào; giá lương thực thực phẩm trong thời gian tới có thể dao động giảm nhẹ do nhu cầu tiêu dùng, chế biến ổn định.

Giá gas, xăng dầu tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Thực hiện công tác theo dõi và báo diễn biến giá hàng hóa thiết yếu, tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn tỉnh Hậu Giang gửi Bộ Tài chính đúng quy định.

  Trên đây là Báo cáo tình hình giá cả thị trường tháng 7 và phương hướng tháng 8 năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.


Đang online: 4
Hôm nay: 1726
Đã truy cập: 1189061